Đào tạo Cao học chuyên ngành “VẬT LÝ KỸ THUẬT” – Mã số: 60 52 04 01 (xem thêm)

1.1 Mục tiêu đào tạo

- Đào tạo nâng cao ở trình độ cao học về khoa học cơ bản và khoa học công nghệ.

- Học viên tốt nghiệp có trình độ chuyên môn vững vàng và các kiến thức vừa đảm bảo nâng cao vừa mang tính thiết thực và cập nhật hóa, nhằm cung cấp nhân lực cho đất nước.

- Học viên có khả năng tiếp tục nghiên cứu để đạt được các bằng cấp ở bậc học cao hơn.   

1.1.a.Thế mạnh của chương trình

Chương trình thạc sĩ Vật lý Kỹ thuật là sự giao thoa của nhiều mảng kiến thức liên ngành: Vật lý, Điện từ Công nghệ thông tin và Toán học. Chương trình được thiết kế hướng đến cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng khoa học cơ bản, khoa học liên ngành và khoa học công nghệ mũi nhọn, có năng lực sáng tạo, làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế. 

 1.1.b.Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc sau

-  Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, …

-  Làm nghiên cứu viên ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu.

-  Làm việc cho các doanh nghiệp công nghệ, các công ty nước ngoài phù hợp với chuyên môn được đào tạo

-  Giải quyết công việc cần năng lực phân tích xử lí những vấn đề phức tạp mà ở đó các phương pháp, thuật toán có hiệu quả trong các ngành khoa học, kỹ thuật, …

-  Làm việc ở các vị trí quản lý có khả năng phân tích và nhận định chính xác nội dung công việc, xác định tốt mối quan hệ giữa các công việc, khả năng tổ chức có hệ thống.

-  Phát triển các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong học tập và nghiên cứu khoa học.

-  Khả năng học tiếp bậc Tiến sĩ tại các trường Đại học trong và ngoài nước 

1.1.c.Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo

-  Giúp người học nâng cao trình độ qua việc cập nhật, bổ sung kiến thức khoa học cơ bản, khoa học liên ngành và khoa học công nghệ mũi nhọn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong nền tri thức của thế kỷ 21.

-  Người học được đào tạo những chỉ về mặt kiến thức mà còn nâng cao được kỹ năng nghiên cứu, sáng tạo, phát huy được năng lực cá nhân.

-  Người học có nhiều cơ hội làm việc, nghiên cứu với các nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước.

-  Người học có cơ hội nhận các suất học bổng để tiếp tục làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài.

1.1.d.Đội ngũ đào tạo – Cơ sở vật chất

*Đội ngũ đào tạo

STT Họ và tên Học hàm, học vị Email Ghi chú

1

Lê Hoài Bắc

GS

lhbac@hcmus.edu.vn

Khoa Công nghệ Thông tin, Trường  ĐH KHTN     

2

Đặng Văn Liệt

PGS. TS

dangvanliet@gmail.com

Trường ĐH KHTN

3

Dương Hoài Nghĩa

PGS. TS

dhnghia@hcmut.edu.vn

Trường ĐH Bách Khoa

4

Trần Công Hùng

PGS. TS

conghung@pithcm.edu.vn

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

5

Huỳnh Văn Tuấn

PGS.TS

hvtuan@hcmus.edu.vn

Trường ĐH KHTN

6

Nguyễn Chí Linh

TS

nclinh@hcmus.edu.vn

Trường ĐH KHTN

7

Nguyễn Huỳnh Tuấn Anh

TS

nhtanh@hcmus.edu.vn

Trường ĐH KHTN

8

Nguyễn Anh Huy

TS

nahuy@hcmus.edu.vn

Trường ĐH KHTN

9

Đỗ Đức Cường

TS

ddcuong@hcmus.edu.vn

Trường ĐH KHTN

*Cơ sở vật chất

-  Các phòng Thí nghiệm phục vụ đào tạo/nghiên cứu sau đại học: 

+ Phòng học: thoáng mát, rộng rãi, đầy đủ các công cụ phục vụ giảng dạy.

+ PTN của bộ môn và các PTN liên kết có đủ trang thiết bị nghiên cứu cho HVCH.

+ Thư viện truyền thống và thư viện online: Đáp ứng được nhu cầu tra cứu và học tập của HVCH.

+ Cơ sở học tập và nghiên cứu nằm tại khuôn viên trường ĐH KHTN cơ sở 1, trung tâm thành phố nên rất thuận lợi cho học viên trong các vấn đề giao thông, sinh hoạt, …

1.2 Đối tượng dự thi

Sinh viên tốt nghiệp đại học có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn đề làm công tác khoa học kỹ thuật, giảng dạy hay làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành đều có thế đăng ký dự tuyển vào cao học ngành Vật lý Kỹ thuật (hướng Vật lý Tin học).

1.2.a. Đối tượng không phải bổ túc kiến thức

Có bằng đại học chính qui: ngành Vật Lý, Sư phạm Vật lý, Vật lý kỹ thuật, Công nghệ Thông tin, Tin học, Toán, Toán - Tin, Điện – Điện Tử, Điện Tử - Viễn Thông, Cơ Điện Tử, Công nghệ Vật liệu, Khoa học Vật liệu .

1.2.b. Đối tượng phải bổ túc kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Kỹ thuật Y sinh, Hải dương học, Môi trường, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, ...  thuộc các trường đại học trong và ngoài nước. Các đối tượng này phải học các môn học chuyển đổi sau khi trúng tuyển (nếu môn học nào đã học trong chương trình đại học thì được miễn) như sau:

STT

Môn học chuyển đổi

Số tiết học

Ghi chú

01

Kỹ thuật lập trình

45

 

02

Mạch điện tử

45

 

03

Cảm biến và đo lường

45

 

1.2.c. Đối tượng được xét chuyển tiếp sinh

Đối tượng xét chuyển tiếp sinh theo tiêu chuẩn quy định của Quy định Đào tạo Sau Đại Học của Đại học Quốc gia TPHCM, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên TPHCM.

1.3. Các môn thi tuyển

- Môn cơ bản: Toán cho Vật lý (theo chương trình thi tuyển dành cho ngành Vật Lý- Trường Khoa học Tự nhiên, Tp. HCM)

- Môn cơ sở: Vật lý nguyên tử và điện tử

-Ngoại ngữ (theo chương trình thi tuyển của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên)

Thời gian tổ chức ôn tập các môn thi tuyển theo qui định chung của Trường Khoa học Tự nhiên. 

 1.4. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo sẽ được rà soát định kỳ ít nhất hai năm một lần, để cập nhất hóa và thay đổi cho phù hợp với hướng đào tạo trong và ngoài nước. Chương trình đào tạo như sau:

Stt

Mã môn học

Tên môn học

Số tín chỉ

Tổng số

LT

TH,TN,TL

A

 

Phần kiến thức chung

3

3

0

1.

MTR

Triết học

3

3

0

2.

MNN

Ngoại ngữ

 

 

 

B

 

Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

 

 

 

B.1

 

Môn học bắt buộc

12

 

 

1.

MVL064

Vật lý tính toán

4

3

1

2.

MVL067

Điều khiển

4

3

1

3.

MVL144

Xử lý tín hiệu số

4

3

1

B.2

 

Môn học tự chọn

 

 

 

1.

MVL145

Kỹ thuật đo lường và ứng dụng

4

3

1

2.

MVL066

Xử lý ảnh

4

3

1

3.

MVL070

SCADA

4

3

1

4.

MVL071

Hệ thống nhúng trên FPGA

4

3

1

5.

MVL068

Mô phỏng

4

2

1

6.

MVL076

Đồ án

4

0

4

7.

MVL146

Mạng nơ-ron

4

3

1

8.

MVL072

Mạng tốc độ cao

4

3

1

9.

MVL073

Truyền và nhận dữ liệu

4

3

1

10.

MVL075

Chuyển đổi tín hiệu và đo lường từ xa

4

3

1

11.

MNC

Phương pháp Nghiên cứu khoa học

2

2

0

12.

MVL065

Trí tuệ nhân tạo

4

3

1

13.

MVL177

Lý thuyết hệ thống tuyến tính

4

3

1

14.

MVL151

Ứng dụng Internet of things (IoT)

4

3

1

15.

MVL152

Xử lý tín hiệu thích nghi

4

3

1

16.

MVL093

Chuyên đề mới 1

4

3

1

17.

MVL094

Chuyên đề mới 2

4

3

1

 

 

Môn tự chọn hay bắt buộc ở các ngành khác của khoa Vật lý - VLKT

≤ 15

 

 

C

MLV

Luận văn tốt nghiệp

 

 

 

1

PT 1

Luận văn + Bài báo khoa học (*)

20

 

 

2

PT 2

Luận văn

12

 

 

3

PT 3

Luận văn

8

 

 

(*) Bài báo khoa học:

-  Trước khi bảo vệ luận văn thạc sĩ học viên phải là tác giả chính (đứng tên đầu trong nhóm tác giả) của ít nhất 1 bài báo khoa học công bố nội dung hoặc một phần nội dung nghiên cứu của luận văn. Bài báo phải được đăng hoặc chấp nhận đăng trong các Tạp chí, Kỷ yếu khoa học được tính điểm thuộc danh mục do Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước qui định.

- Tên Trường đại học Khoa học Tự nhiên, tên ĐHQG-HCM phải ghi vào thông tin tên học viên trong các bài báo khoa học, cách trình bày như sau:

Tiếng Việt: 

Ví dụ họ tên học viên: Nguyễn Văn A (1), (2), (3)

(1)PTN cấp khoa hoặc/Bộ môn (nếu có nhu cầu ghi), PTN cấp Trường/Trung tâm/Viện/Khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chi Minh, Việt Nam (hai cấp độ tổ chức được in đậm là bắt buộc phải ghi; cấp PTN thuộc Khoa/Bộ môn là không bắt buộc)

(2) Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

(3)Đơn vị ngoài (do học viên đăng ký, có xác nhận của CBHD trong đề cương)

Tiếng Anh:

Ví dụ họ tên học viên:  Nguyen Van A (1), (2), (3)

(1)Laboratory.../Department..., Laboratory/Center/Institute/Faculty, University of Science, Ho Chi Minh City, Vietnam (hai cấp in đậm là bắt buộc phải ghi) 

(2)Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam

(3)Others         

1.5  Điều kiện tốt nghiệp

- Hoàn thành đầy đủ các học phần cơ bản theo qui định của Bộ, qui định về chuyên môn cũng như ngoại ngữ.

- Bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.