1/ LỊCH BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Họ và tên NCS: NGUYỄN HỒNG HẢI
Tên đề tài: Sử dụng thuật toán phân tích mốt thực nghiệm hai chiều (BEMD) để nghiên cứu cấu trúc địa chất ở Nam bộ bằng tài liệu từ và trọng lực.
Using the Bidimensional Empirical Mode Decomposition (BEMD) to investigate the geological structures in the South region (Vietnam) from magnetic and gravity data.
Ngành: Vật lý địa cầu ; Mã số ngành: 62440111
Thời gian bảo vệ: 14g00, ngày 06/04/2022
Hình thức bảo vệ: Trực tiếp
Địa điểm: Phòng F.102, trường ĐH KH Tự nhiên, số 227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q5, HCM
2/ THÔNG TIN LUẬN ÁN
Luận án tập trung nghiên cứu sử dụng thuật toán phân tích mốt thực nghiệm hai chiều (BEMD) trong phân tích tài liệu từ và trọng lực. Từ đó, lựa chọn và xây dựng hệ phương pháp phân tích phù hợp trong nghiên cứu đặc trưng cấu trúc vỏ Trái đất ở Nam bộ (Việt Nam), như: hệ thống đứt gãy, độ sâu các mặt ranh giới địa chất trong vỏ Trái đất, tỉ số cường độ từ hóa và mật độ.
Nội dung của Luận án, bao gồm: trình bày tổng quan về địa chất, địa vật lý vùng Nam bộ; phương pháp phân tích mốt thực nghiệm hai chiều (BEMD) và các phương pháp phân tích, xử lý tài liệu từ/trọng lực khác được phát triển và sử dụng; và kết quả sử dụng thuật toán BEMD trong phân tích tài liệu từ/trọng lực ở Nam bộ. Thuật toán BEMD được áp dụng để tách trường dị thường (từ/trọng lực) ở Nam bộ thành các hàm nội (đó là các thành phần của trường có tần số từ cao đến thấp) và các phông. Trong đó, sử dụng các phông trong nghiên cứu đứt gãy và sử dụng các hàm nội để xác định các mặt ranh giới trong lớp vỏ Trái đất ứng với các trường từ/trường trọng lực có tần số cao, tần số trung bình và tần số thấp. Ngoài ra, luận án còn đề cập việc áp dụng phương pháp tính gradien của trường từ và trường trọng lực vào công thức Poisson để tính tỉ số cường độ từ hóa/mật độ (J/ρ) và góc nghiêng biểu kiến của vectơ cường độ từ hóa ở Nam bộ từ giá trị biến đổi trường từ về cực và giá trị trọng lực Bouguer.