Hạt giống từ Quốc gia Choctaw đã đưa vào vũ trụ vào năm 2023 sẽ được trồng trên Trái Đất để phục vụ cho việc kết hợp văn hóa và chương trình STEM (khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán học).
Khoảng 500 gram hạt giống từ Quốc gia Choctaw đã được phóng và đưa lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào tháng 11 năm 2023. Trong đó gồm 5 loại hạt giống: Isito (bí ngô khoai lang Choctaw), Tobi (đậu Smith), Tanchi Tohbi (bắp bột), Tvnishi (Lambsquarter) và đậu Chukfi.
Hình 1: Năm loại hạt giống gia truyền từ Quốc gia Choctaw được chụp bên trong mái vòm của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Nguồn ảnh: NASA/Loral O'Hara
Những hạt giống này được lưu trữ trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong hơn 5 tháng, được tiếp xúc môi trường không trọng lực và bức xạ vũ trụ; trước khi trở về Trái Đất vào khoảng tháng 4 năm 2024.
Sau khi trở về Trái Đất, chúng được trả về Học viện Jones, trường nội trú của Quốc gia Choctaw Oklahoma dành cho thanh thiếu niên người Mỹ bản địa. Trong Vườn ươm Hy vọng (Growing Hope Garden) của Học viện, những hạt giống không gian sẽ được trồng bên cạnh cùng những loại hạt giống tương tự nhưng không được đưa vào không gian.
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, học sinh được yêu cầu đưa ra dự đoán về sự phát triển đối với 2 nhóm hạt giống được trồng; và sẽ tiến hành những quan sát, so sánh để kiểm tra dự đoán ấy.
Hình 2: Ảnh trại hè Native Earth Native Sky (NENS) trong cuộc nghiên cứu hạt giống Choctaw.
Nguồn ảnh: OSU/NENS
Hành trình đưa hạt giống vào không gian, và thời gian chúng ở lại trạm vũ trụ cùng kết quả thí nghiệm của học sinh được bổ sung vào chương trình giảng dạy Khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) dành cho cấp trường trung học; cho phép nhiều học sinh hơn tham gia vào dự án nghiên cứu và tìm hiểu tác động của không gian.
“Trong chương trình Native Earth Native Sky, chúng tôi hợp tác với ba Quốc gia người Mỹ bản địa ở Oklahoma để cùng nhau tạo ra chương trình giảng dạy STEM về khoa học trái đất và không gian cho các lớp trung học cơ sở.”, Kat Gardner-Vandy, thành viên của Quốc gia Choctaw ở Oklahoma, nhà nghiên cứu chính cho biết.
Dự án này không chỉ nâng cao văn hóa và tiếng nói của người bản địa trong một xã hội mà người bản địa chưa được đại diện trong các lĩnh vực STEM; mà còn truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực STEM.
-------------------------
Tài liệu tham khảo:
|
|
|
|
Lê Phúc Trí
Ban Nội Dung CLB Thiên Văn USAC