NẾU VŨ TRỤ CHỈ 14 TỶ NĂM TUỔI, LÀM SAO NÓ CÓ THỂ RỘNG 92 TỶ NĂM ÁNH SÁNG ?

NẾU VŨ TRỤ CHỈ 14 TỶ NĂM TUỔI, LÀM SAO NÓ CÓ THỂ RỘNG 92 TỶ NĂM ÁNH SÁNG ?

Khi nhìn vào vũ trụ rộng lớn, chúng ta không chỉ đang nhìn vào những vật thể rất rất xa mà còn nhìn vào quá khứ của chúng. Ví dụ Mặt Trời cách Trái Đất khoảng 150 triệu km và ánh sáng của nó mất khoảng 8 phút để đến được chúng ta. Không gian và thời gian gắn bó chặt chẽ với nhau khi chúng ta nói về các cấu trúc quy mô lớn của vũ trụ. Thậm chí chúng ta có một thang đo khoảng cách được gọi là NĂM ÁNH SÁNG chỉ khoảng cách mà ánh sáng đi được trong môi trường chân không trong một năm (Khoảng 9.5 nghìn tỷ km). Chúng ta sử dụng đơn vị năm ánh sáng bởi vì không có thứ gì di chuyển nhanh hơn ánh sáng cả, việc sử dụng đơn vị này rất tiện lợi và dễ hình dung đặc biệt là khi chúng ta nói về kích thước của vũ trụ.

Các nhà khoa học đã tính toán một cách khá chính xác số tuổi của vũ trụ vào khoảng 13.7 tỷ năm. Có một điều khá là chắc kèo chúng ta không thể nhìn thấy được vũ trụ trước khi nó bắt đầu (trước Big Bang). Khi vũ trụ bắt đầu, ánh sáng sẽ bắt đầu lan tỏa ra khắp vũ trụ, và nếu vũ trụ 13.7 tỷ năm tuổi, ánh sáng sẽ mất 13.7 tỷ năm để ánh sáng đến được Trái Đất. Theo đó, sẽ hợp lý khi nói rằng VÙNG VŨ TRỤ NHÌN THẤY ĐƯỢC sẽ là một quả cầu có tâm là Trái Đất và có bán kính là 13.7 tỷ năm ánh sáng.

Tuy nhiên sau gần 100 năm kể từ khi khám phá của Edwin Hubble vào đầu những năm 1920s, các nhà khoa học đã đo được kích thước của vũ trụ thật sự lớn hơn con số đó rất nhiều...92 tỷ năm ánh sáng. Vậy tại sao lại như vậy ?

Câu trả lời rất đơn giản, vũ trụ không tĩnh lặng như chúng ta nghĩ mà thực ra nó đang giản nỡ với một tốc độ rất nhanh, khoảng 67 km/s mỗi MegaParsec (Có thể hiểu là mỗi 3.3 triệu năm ánh sáng, tốc độ giản nở của vũ trụ lại tăng thêm 67km/s). Điều này đồng nghĩa với việc ở khoảng cách 46 tỷ năm ánh sáng so với Trái Đất, mọi vật thể đang di chuyển ra xa Trái Đất với tốc độ NHANH HƠN TỐC ĐỘ ÁNH SÁNG, đồng nghĩa với việc những vật thể ở xa hơn biên giới này bạn sẽ không bao giờ thấy được chúng đơn giản bởi vì ánh sáng từ chúng sẽ không thể đi nhanh hơn tốc độ giản nở của không gian để đến được mắt chúng ta. Mà khoan bạn có thấy số 46 tỷ năm ánh sáng có gì đặc biệt không ? Đúng rồi đấy 46 tỷ năm ánh sáng x 2 = 92 tỷ năm ánh sáng, đây cũng chính là kích thước nhìn thấy được của vũ trụ.