Rung chấn và vấn đề kháng chấn trong quản lý xây dựng trên địa bàn TPHCM

Rung chấn và vấn đề kháng chấn trong quản lý xây dựng trên địa bàn TPHCM

PGS.TS Nguyễn Thành Vấn (Nguyên trưởng BM VLĐC) là Chủ tịch HĐ nghiệm thu đề tài: Nghiên cứu cấu trúc nền đất ba chiều đến độ sâu 50m khu vực nội thành TPHCM và hiện trạng hoạt động đứt gãy sông SG làm cơ sở cho việc đánh giá rung chấn và quản lý xây dựng.

Hoạt động thi công các công trình xây dựng trong điều kiện nền đất yếu, kích thích cộng hưởng sóng đàn hồi lan truyền trong đới đứt gãy sông Sài Gòn có thể gây nên rung chấn nguy hiểm cho các hạ tầng hiện hữu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện nhóm thực hiện nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu cấu trúc nền đất ba chiều (3D) đến độ sâu 50m khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh và hiện trạng hoạt động đứt gãy sông Sài Gòn làm cơ sở cho việc đánh giá rung chấn và quản lý xây dựng” cho biết, đề tài được triển khai nhằm tìm lời giải cho vụ việc vào ngày 21/2/2017 trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) cùng nhiều nhà cửa, công trình xây dựng xung quanh bất ngờ xảy ra hiện tượng rung lắc khá mạnh, làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy - học tập và tâm lý của giáo viên - học sinh, cũng như gây hoang mang, lo lắng cho người dân sinh sống, làm việc trong khu vực. 

Ở thời điểm đó, khi Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM (Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) thực hiện quan trắc rung động nền đất, thì tất cả tín hiệu rung ghi nhận được đều nằm trong mức độ cho phép trong xây dựng và sản xuất. Trong khi đó, báo cáo của Trung tâm Báo tin Động đất và Sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu (VAST) cũng khẳng định, cùng thời gian đó không ghi nhận bất kỳ vụ động đất nào trên lãnh thổ Việt Nam, mà có thể do các hoạt động xây dựng công trình xung quanh. 

Phần tiếp theo của bài viết:

https://dost.hochiminhcity.gov.vn/hoat-dong-so-khcn/rung-chan-va-van-de-khang-chan-trong-quan-ly-xay-dung-tren-di-ban-tphcm/?fbclid=IwAR38PH1YT4KZbkib2wJLC3kfRIGxb1ovCNnjt6b6Je_LmRBVl3DdI96nLII