TẠI SAO TỐC ĐỘ GIÃN NỞ VŨ TRỤ LẠI VƯỢT QUÁ TỐC ĐỘ ÁNH SÁNG ?

TẠI SAO TỐC ĐỘ GIÃN NỞ VŨ TRỤ LẠI VƯỢT QUÁ TỐC ĐỘ ÁNH SÁNG ?

Tại sao tốc độ giãn nở vũ trụ lại vượt quá tốc độ ánh sáng?

 

Điều này liệu có trái với thuyết tương đối của A.Einstein đại tài?
Đây là câu hỏi chắc chắn rất nhiều người trong chúng ta đã từng đặt ra khi nghe về tốc độ giãn nở vũ trụ hay lạm phát vũ trụ. Đầu tiên chúng ta cần hiểu giãn nở vũ trụ là gì?
Vào thuở sơ khai của vũ trụ cách đây 13,8 tỷ năm, khi mà toàn bộ vật chất hiện nay, đều tồn tại trong điểm kì dị. Ngay cả 4 lực cơ bản hiện nay cũng từng được thống nhất thành một siêu lực duy nhất trong vũ trụ nóng nguyên thủy. Sau đó Big Bang đã cho vũ trụ một cú giãn nở chớp nhoáng, để từ một trạng thái cực kỳ nóng, nhỏ và đặc, vũ trụ đã lớn lên không ngừng để đạt đến trạng thái như ngày nay.
Hiện nay bán kính vũ trụ quan sát được là 47 tỷ năm ánh sáng, trong khi tuổi của nó chỉ mới 13,8 tỷ năm! Điều này nghĩa là tốc độ giãn nở trung bình của vũ trụ phải lớn hơn tốc độ ánh sáng. Chúng ta đều biết rằng theo thuyết tương đối hẹp, tốc độ ánh sáng trong chân không là tốc độ nhanh nhất trong vũ trụ mà vật chất có thể đạt được.

Vậy A.Einstein thực sự đã sai?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần biết rằng, “vũ trụ giãn nở” không phải chỉ rằng các thiên hà đang phóng đi trong không gian (như khái niệm không gian của Newton) mà trái lại, nó liên quan đến không gian Einstein động, miên viễn. Không gian này giãn nở kéo theo các thiên hà đứng yên trong rời xa nhau. Điều này tương tự như 2 điểm trên bề mặt quả bóng bay đang được thổi phồng.

Mặt khác, thuyết tương đối phát biểu rằng một vật có khối lượng nghỉ dương chuyển động qua không gian có tốc độ tối đa là c = 299792.458km/s, chứ không hề ngăn cấm chuyển động của không gian nhanh hơn tốc độ ánh sáng!