MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA CHUYÊN NGÀNH VẬT LÝ ỨNG DỤNG

Mục tiêu của ngành Vật lý Ứng dụng nhằm đào tạo sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về Vật lý và có đủ các kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết về Quang-Quang phổ, laser, vật lý điện tử và plasma, màng mỏng và vật liệu nano. Đồng thời nắm vững các ứng dụng, kỹ năng thực nghiệm và kỹ năng lập trình mô phỏng vật liệu mới.

Bộ môn đặt trọng tâm phát triển theo các hướng chính sau:

1. Kiến thức về quang - quang phổ - quang tử

- Nghiên cứu các ứng dụng của quang và quang phổ, như quang phổ phát xạ nguyên tử, hấp thu nguyên tử, quang phổ phân tử: Hấp thu hồng ngoại, phổ Raman, phổ phát quang. Phát triển các kỹ thuật nghiên cứu quang phổ thực nghiệm, ứng dụng các phương pháp quang phổ trong nghiên cứu các vật liệu đa pha cấu trúc (gốm và vật liệu tổ hợp) nhằm tìm hiểu/đánh giá công nghệ vật liệu.

- Nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ photonics và các ứng dụng của nó, linh kiện bán dẫn.

- Nghiên cứu về vật liệu quang phi tuyến, laser và các hiệu ứng quang phi tuyến

 

2. Kiến thức về vật lý điện tử plasma, màng mỏng và vật liệu nano

- Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang, quang-điện của các vật liệu quang điện tử như các chất bán dẫn (II-VI, III-V), các vật liệu pha tạp ion đất hiếm hoặc kim loại chuyển tiếp, các cấu trúc lượng tử/vật liệu nanô.

- Trang bị các kiến thức về điện tử plasma,  chân không và kỹ thuật tạo môi trường chân không. Công nghệ chế tạo màng mỏng và các vật liệu nano bằng các phương pháp như phún xạ magnetron, PLD, solgel, phương pháp hóa lý,... Nghiên cứu các ứng dụng của màng mỏng, vật liệu nano trong các ngành khoa học mũi nhọn, trong y sinh và trong đời sống.

 

3. Lập trình mô phỏng

 Sử dụng các thuật toán mô phỏng các vấn đề về quang học, vật lý plasma phóng điện khí, và các vật liệu có cấu trúc nano, màng mỏng. Hoàn thiện khả năng lập trình bằng ngôn ngữ Matlab, C++, v.v...

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA CHUYÊN NGÀNH VẬT LÝ ỨNG DỤNG

STT

Môn học

Mã số

TCLT

TCTH

Tên GV phụ trách

HỌC KỲ II GIAI ĐOẠN 2

1

Quang phổ phân tử

 

3

 

PGS.TS. Lê Vũ Tuấn Hùng

2

Vật lý laser và quang tử học

 

2

 

TS. Võ Thị Ngọc Thủy

3

Vật lý chân không và Màng mỏng

 

3

 

TS. Lê Văn Ngọc

4

Thực tập phân tích quang phổ

 

 

2

TS. Phan Trung Vĩnh, ThS. Nguyễn Duy Khánh

5

Cơ sở linh kiện bán dẫn

 

2

 

PGS.TS. Trần Cao Vinh

 

Tổng cộng

 

10

2

12

HỌC KỲ III GIAI ĐOẠN 2

6

Kỹ thuật đo lường

 

2

1

PGS.TS. Huỳnh Văn Tuấn

7

Công nghệ chế tạo màng mỏng

 

2

 

PGS.TS. Vũ Thị Hạnh Thu

8

Quang điện tử bán dẫn

 

2

 

TS. Phan Thị Kiều Loan

9

Thực tập chế tạo màng mỏng

 

 

2

ThS. Hoàng Lương Cường

10

Kỹ thuật phân tích vật liệu

 

1

1

TS. Nguyễn Hữu Kế

11

Vật lý điện tử và plasma

 

3

 

PGS.TS. Lê Văn Hiếu

12 Kỹ thuật lập trình C++     2 TS. Võ Thị Ngọc Thủy

 

Tổng cộng

 

10

6

16

HỌC KỲ IV GIAI ĐOẠN 2

13

 Quang phi tuyến

 

2

 

TS. Nguyễn Thanh Lâm

14

Nhập môn về vật liệu nano và ứng dụng

 

1

1

ThS. Hoàng Lương Cường

15

Thực tập các ứng dụng của màng mỏng và vật liệu nano

 

 

2

 

ThS. Đào Anh Tuấn, ThS. Hoàng Lương Cường,

TS. Nguyễn Hữu Kế, TS. Võ Thị Ngọc Thủy

16

Thực tập các ứng dụng của laser

 

 

2

TS. Phan Trung Vĩnh, TS. Nguyễn Thanh Lâm

17

Matlab - Mô phỏng quang và vật lý plasma

 

 

2

PGS.TS. Lê Vũ Tuấn Hùng, TS. Phan Trung Vĩnh

 

Tổng cộng

 

3

7

10

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

10

II. HỌC KỲ V GIAI ĐOẠN 2 (TỐT NGHIỆP 10TC)

STT

Môn học

Mã số

TCLT

TCTH

Tên GV phụ trách

1

Khóa luận tốt nghiệp

 

 

 10

 Bộ môn phân công

Hoặc

1

Phương pháp tính trong vật lý

 

3

 

 PGS. TS. Nguyễn Nhật Khanh

2

Mô phỏng các bài toán trong vật lý

 

2

TS. Nguyễn Huỳnh Tuấn Anh

3

Seminar tốt nghiệp

 

 

 4

 Bộ môn phân công

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số học phần chuyên ngành phải học là

 

38 TC

 

 

Tốt nghiệp

 

10 TC

 

 

Tổng

 

48 TC

 

 

CÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VẬT LÝ ỨNG DỤNG

- Tiếp tục theo học các Chương trình đào tạo sau đại học của bộ môn để lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ. Học viên có thể tham gia chương trình đào tạo bằng đôi tại các trường Đại học ở Đài Loan, Hàn Quốc,...

- Theo học các chuyên ngành về quang học, quang phổ, laser, vật liệu,... tại các quốc gia phát triển 

- Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp

- Làm việc tại các phòng thí nghiệm, trung tâm phân tích, các viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quang học, quang phổ, vật liệu, bán dẫn, v.v... (Viện Vật lý TP. HCM, Viện Khoa học Vật liệu TP. HCM, Khu công nghệ cao TP. HCM, Trung tâm phân tích thí nghiệm Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền nam, Viện công nghệ nano ĐHQG TP. HCM, Trung tâm nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử, v.v...)

- Làm việc ở các công ty về quang học, quang phổ, phân tích đánh giá vật liệu, vi điện mạch, lập trình tính toán (Điện Quang, Olympus, Bosch, Ge3F, Mitsuba, Renesas, Ryomo, Arrive Technologies, On Semiconductor, GES, DKSH, v.v...