Vật Lý Tin Học
1. Phòng máy tính và mạng
Phòng máy tính của Bộ môn đã được Trường và ĐHQG đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại.
- Hệ máy tính: gồm 30 máy bộ HP (Hp Compaq 8110) cấu hình đồng bộ phục vụ cho các môn chuyên ngành và môn cơ sở của Khoa Vật lý & Vật lý kỹ thuật.
- Hệ thống mạng: gồm nhiều thiết bị mạng cấu hình mạnh như: máy chủ IBM system X3650 M3, 3 bộ router CISCO, 3 Switch Layer 2 của hãng CISCO, tủ Rack 42U, ...
2. Phòng thí nghiệm chuyên đề
Phòng thí nghiệm chuyên đề của Bộ môn tại phòng E306 gồm nhiều hệ thí nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Vật lý Tin học và học viên Cao học ngành Vật lý Kỹ thuật. Phòng thí nghiệm gồm 5 hệ thí nghiệm như: Hệ thí nghiệm DSP, hệ thí nghiệm Vi điều khiển và nhúng, hệ thí nghiệm Cảm biến và đo lường, hệ thí nghiệm số và tương tự, hệ thí nghiệm robot.
2.1. Hệ thí nghiệm DSP
Các thiết bị:
+ 5 bộ xử lý tín hiệu số chuyên dụng: TMS320C6713 DSP Starter Kit, giao tiếp được Simulink/Matlab.
+ 2 bộ xử lý tín hiệu số chuyên dụng: TMS320C6711 DSP Starter Kit, giao tiếp được Simulink/Matlab.
+ Dao động ký số: Agilent DSO 3102A, 2 channel, 100MHz, 1GSa/s.
+ Dao động ký số: Tektronix TDS 2012B, 2 channel, 100MHz, 1GSa/s.
+ Dao động ký số: Tektronix MSO 4032, 2 channel, 350MHz, 5GSa/s, mixed signal.
2.2. Hệ thí nghiệm Vi điều khiển và hệ thống nhúng
Các thiết bị:
+ Bộ thí nghiệm vi điều khiển EASY 8051 Development Board: 5 bộ
+ Bộ thí nghiệm vi điều khiển PIC Development Board: 10 bộ
+ Bộ thí nghiệm vi điều khiển PIC 3 Development Board: 2 bộ
+ Bộ thí nghiệm trên FPGA KIT DE1 Altera: 10 bộ
+ Bộ thí nghiệm trên FPGA KIT DE2 Altera: 2 bộ
+ Bộ thí nghiệm trên FPGA KIT DE3 Altera: 1 bộ
2.3. Hệ thí nghiệm Cảm biến và đo lường
Các thiết bị:
+ Bộ thí nghiệm cảm biến KL-620 Sensor Trainer bao gồm 16 module thí nghiệm với nhiều loại cảm biến khác nhau.
+ Bộ thí nghiệm NI ELVIS đa năng, giao tiếp được LabVIEW.
+ Card NI-5105, 8 kênh analog
+ Card NI-5124, 1GHz.
+ 2 Card USB NI-6009
+ Máy đo điện trở đất
+ Cầu đo LC
+ Các loại sensor chuyên dụng: sensor nhiệt PT-100, sensor Hall, sensor đo gia tốc, sensor đo lực, sensor đo khoảng cách, sensor đo cường độ sáng, sensor đo độ ẩm, ...
2.4. Hệ thí nghiệm điện tử số và tương tự
Các thiết bị:
+ Bộ thí nghiệm cảm biến KL-300 Digital Logic Trainer bao gồm 13 module thí nghiệm.
+ Dao động ký số Tektronix 2 channel: 5 máy
+ Máy máy tần số Pintek, 2 MHz (Kenwood, Mỹ): 3 máy
+ Máy máy tần số FG-273, 2 MHz (Kenwood, Mỹ): 2 máy
+ Máy máy tần số FG-275, 5 MHz (Kenwood, Mỹ): 2 máy
+ Máy đo đa năng số (Digital Multi-meter, Nhật): 15 máy
+ Máy đo đa năng analog (Sanwa, Nhật): 6 máy
Vật Lý Hạt Nhân
1. Phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân đại cương: thực hiện các thí nghiệm phục vụ cho:
- Sinh viên khoa Vật lý - Vật lý kỹ thuật.
- Sinh viên chuyên ngành vật lý hạt nhân, Kỹ thuật hạt nhân, Vật lý y khoa.
2. Phòng thí nghiệm chuyên đề: Phục vụ:
- Sinh viên chuyên ngành hạt nhân, Kỹ thuật hạt nhân, Vật lý y khoa làm khóa luận tốt nghiệp.
- Sinh viên Đại học làm khóa luận tốt nghiệp.
- Sinh viên cao học làm Luận văn tốt nghiệp.
- Nghiên cứu sinh làm Luận án tiến sĩ.
- Cán bộ giảng dạy thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
Vật Lý Chất Rắn
Phòng thí nghiệm phục vụ sinh viên, học viên cao học và hỗ trợ nghiên cứu sinh thực hiện luận văn tốt nghiệp các cấp bao gồm các hệ thiết bị tạo mẫu và đo đạc:
1. Hệ PE-CVD
• Chế tạo màng a-Si:H, μc-Si:H thuần, loại n, loại p.
• Chế tạo các linh kiện điện huỳnh quang, solar cell…dựa trên màng a-Si:H…
2. Hệ Nhiệt – CVD
• Tạo các nano-wire như TiO2, ZnO….
• Tạo màng Graphene…
• Tái ủ nhiệt các mẫu trong môi trường chân không cao hay khí riêng phần như Ar, nitrogen… ở nhiệt độ cao…
3. Hệ nhiệt bốc bay
• Tạo màng polymer dẫn Alq3, PVK…
• Tạo màng oxyde, sulfur kim loại, từ dạng bột như: WO3, CdS, CdSe …
• Tạo các điện cực kim loại như Al, Ni-Cr, Au, Ag….
4. Hệ Glove-box liên hợp
• Tạo các màng polymer dẫn PVK, MEH-PPV
• Tạo các màng TiO2, ZnO:Al, SiO2…bằng phương pháp sol-gel.
• Tạo các tổ hợp huỳnh quang hữu cơ bằng phương pháp dung dịch…
5. Hệ phún xạ magnetron
• Chế tạo TCO (màng dẫn điện trong suốt): ZnO:Al, ITO …
• Chế tạo các oxyde kim loại có độ rộng vùng cấm lớn: TiO2, AlN …
• Chế tạo các màng trang trí chống mài mòn: TiN…
6. Hệ chân không đa buồng liên hoàn
Ba buồng chân không liên hợp, chế tạo các tổ hợp màng khác nhau bằng phương pháp PVD hoàn toàn trong chân không, tránh ảnh hưởng của môi trường đến lớp tiếp giáp. Úng dụng chế tạo các OLED trên cơ sở Alq3, PFO, MEH-PPV.
7. Các thiết bị hổ trợ
Lò nung nhiệt độ cao (1200 0C), máy rữa siêu âm, lò sấy chân không, hệ phun plasma nhiệt phân, hệ spin coating, hệ dipping….
8. Hệ đo nhiệt phát quang
• Đo đặc trưng nhiệt phát quang của liều kế, xác định liều chiếu.
• Nghiên cứu các bẫy phát quang của vật liệu.
9. Hệ đo quang phát quang
• Đo đặc trưng quang phát quang (L-V) của màng mỏng, hệ phân tán hạt nano…
• Nghiên cứu các bẫy phát quang của vật liệu.
10. Hệ đo đặc trưng E - L – V, C-V
• Đo đồng thời đặc trưng I-V và L-V (điện phát quang) của các tổ hợp điện huỳnh quang hữu cơ và vô cơ (a-Si:H).
• Đo các đặc tuyến C-V.
11. Hệ đo nhiễu xạ tia X (XRD)
• Định trục và xác định tính chất đối xứng của tinh thể (phương pháp Laue).
• Xác định cấu trúc của màng mỏng, vật liệu bột, khối…
12. Đang tiến hành xây dựng hệ photo-lithography: phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
Vật Lý Ứng Dụng
Bộ môn Vật Lý Ứng Dụng có 3 phòng thí nghiệm với nhiều thiết bị hiện đại, đủ đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên:
1. Phòng thí nghiệm Quang – Quang phổ.
2. Phòng thí nghiệm Chân không và màng mỏng.
3. Phòng thí nghiệm Quang Tử và Laser (đang xây dựng).
Các thiết bị chế tạo màng mỏng và vật liệu nano:
- 5 hệ phún xạ magnetron DC, đang đầu tư thêm 2 hệ phún xạ magnetron DC.
- 1 hệ bốc bay tạo màng mỏng.
- 1 máy spin tạo màng bằng phương pháp sol-gel
- 1 máy dip coating tạo màng mỏng bằng phương pháp sol-gel.
- 1 hệ thống nuôi tinh thể.
Các loại thiết bị đo xác định tính chất điện, quang, và cấu trúc nano của vật liệu và màng mỏng:
- Kính hiển vi Raman
- Hệ đo quang phổ phản xạ.
- UV-Vis (khả kiến-hồng ngoại gần): 2 hệ
- UV-Vis (hồng ngoại xa): 1 hệ
- Thiết bị phân tích huỳnh quang-phát quang
- Thiết bị đo quang bán dẫn.
- Hệ thống phân tích quang phổ phát xạ nguyên tử
- Lò nung (1500 C)
- Tủ sấy; cân điện tử; các đồng hồ đo….
- Các nguồn laser: He-Ne…
Bộ môn cũng liên kết rất chặt chẽ với các phòng thí nghiệm (PTN) khác để có thể sử dụng các thiết bị mà hiện tại Bộ môn chưa có như PTN Vật Liệu Kỹ Thuật Cao - Trường ĐH KHTN; PTN Nano- ĐHQG TpHCM; PTN Khoa Khoa Học Vật Liệu - Trường ĐH KHTN; Các PTN Hóa trường ĐH KHTN; Các PTN trường ĐH Bách Khoa Tp.hcm.
Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nghiên cứu cũng như nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ môn Vật Lý Ứng Dụng cũng cần phải được đầu tư thêm các trang thiết bị.
Vật Lý Điện tử
Phòng thực tập gồm có:
* Thực tập Điện tử cơ bản
* Thực tập Điện tử chuyên đề:
1. Thực tập Điện tử 1: Mạch tương tự và Mạch số
2. Thực tập Điện tử 2: Máy đo và Cảm biến
3. Thực tập Điện tử 3: Vi điều khiển (Mirocontroller)
4. Thực tập Điện tử 4: Xử lý tín hiệu số - DSP.
5. Thực tập Điện tử 5: Thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng (IC Design and Embedded system)
6. Thực tập Điện tử 6: Hệ thống tự động (PLC)
Hải Dương - Khí Tượng và Thủy Văn
Bộ môn hiện nay có một phòng máy tính (khoảng 15 máy) có cài đặt các phần mềm chuyên dùng như: Mike, STELLA, Mapview, MatLab, Surfer, Grapher, Mapinfor,…có thể đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên và học viên sau đại học chuyên ngành Hải dương, Khí tượng và Thủy văn.
Ngoài ra bộ môn còn có một phòng thực tập chuyên đề được trang bị các máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu phân tích, khảo sát đo đạc các yếu các yếu khí tượng, thủy-hải văn và môi trường trong phòng thí nghiêm cũng như ngòai hiện trường.
I. Máy đo các yếu tố khí tượng:
1. Máy đo tốc độ gió, nhiệt độ và độ ẩm không khí hiện số
2. Một máy đo tốc độ gió tức thời
3. Thiết bị đo lượng bức xạ mặt trời
4. Thiết bị ghi áp suất không khí
5. Thiết bị ghi độ ẩm không khí
6. Thiết bị ghi nhiệt độ không khí
7. Thiết bị đo bốc thoát hơi nước và các dụng cụ đo mưa
II. Máy đo các yếu tố thủy hải-văn
1. Máy đo sóng và dòng chảy (Midas)
2. Máy đo dao động mực nước, nhiệt độ và độ muối nước biển (CTD)
3. Máy đo địa hình đáy sông, biển (Echo-sounder)
4. Máy đo nồng độ trầm tích lắng đọng và lơ lửng
5. Máy đo nồng độ tầm tích lơ lửng
6. Thiết bị xác định độ muối nước biển cầm tay
7. Thiết bị lấy mẫu nước
III. Máy đo các yếu tố môi trường:
1. Máy đo đa chỉ tiêu chất lượng nước
2. Máy đo nồng độ CO2 trong không khí
3. Máy nồng độ khí độc điện tử hiện số
IV. Một số các thiết bị chuyên dùng khác:
1. Máy thủy bình
2. Thiết vị định vị (GPS) cầm tay
3. Bộ đàm
4. Máy sấy
5. Dụng cụ và thiết bị phân tích mẫu nồng độ trầm tích lơ lửng …