TUYỂN SINH TỪ NĂM 2022
Video giới thiệu ngành Công nghệ vật lý điện tử và tin học
- Mã trường: QST
- Mã ngành: tuyển sinh chung nhóm ngành Vật lý học, Công nghệ vật lý điện tử và tin học (mã ngành: 7440102_NN). Sau khi trúng tuyển, Khoa sẽ thông báo xét tuyển vào ngành Công nghệ vật lý điện tử và tin học (mã ngành 7440107).
- Môn xét tuyển: A00 (Toán - Lý - Hóa); A01 (Toán - Lý - Tiếng Anh); A02 (Lý-Toán -Sinh); D90 (Toán-KHTN-Tiếng Anh)
- Chỉ tiêu: 60
Năm | Điểm Đánh giá năng lực | Điểm thi TN THPT |
2022 | 720 | 22 |
2023 | 740 | 23.5 |
2024 | 852 | 25.51 |
Công nghệ Vật lý điện tử và tin học là ngành khoa học liên ngành kết hợp giữa Vật lý, điện tử và khoa học máy tính. Người học được đào tạo các kiến thức về khoa học cơ bản, Vật lý, điện tử, các phần mềm, các thuật toán máy tính, … để ứng dụng vào việc chế tạo linh kiện điện tử bán dẫn, thiết kế hệ thống điện tử ứng dụng, phát triển các phần mềm ứng dụng và khoa học tính toán trên máy tính thông qua các cơ chế kết nối, vận hành và truyền thông dữ liệu. Cử nhân ngành Công nghệ Vật lý điện tử và tin học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực liên quan đến Vật lý, vi mạch bán dẫn, điện tử và máy tính, từ công nghệ chế tạo linh kiện bán dẫn, thiết kế các hệ thống đơn lẻ, cho đến tích hợp các hệ thống trong nhiều ứng dụng đo lường và xử lý tín hiệu, lập trình các hệ thống nhúng, tự động hóa và robot; cũng như phát triển các phần mềm, các ứng dụng về web, về các app trên các thiết bị di động, các hệ thống điều khiển, các ứng dụng về internet kết nối vạn vật (IoT) và phát triển các ứng dụng về khoa học tính toán liên ngành.
Các hướng chính bao gồm:
Chuyên ngành Công nghệ bán dẫn: công nghệ màng mỏng và vật liệu nano điện tử; công nghệ vật liệu chuyển hóa năng lượng, pin năng lượng mặt trời; quang điện tử bán dẫn (Photonics); công nghệ chế tạo cảm biến; các phương pháp, kỹ thuật phân tích vật liệu nano điện tử; công nghệ chế tạo linh kiện điện tử như diod bán dẫn, photodiod, photransistor, ...
Chuyên ngành Thiết kế vi mạch: sử dụng thành thạo ngôn ngữ mô tả phần cứng, các công cụ, phầm mềm thiết kế vi mạch bán dẫn; kỹ năng thiết kế vi mạch tương tự và vi mạch số, công nghệ sản xuất vi mạch; kỹ năng phân tích và thiết kế vi mạch, hệ thống vi điện tử; tư duy thiết kế phần cứng, quy trình thiết kế và kiểm thử vi mạch số.
Chuyên ngành Hệ thống nhúng và IoT: phát triển các ứng dụng về hệ thống nhúng, hệ thống Internet kết nối vạn vật (IoTs); các hệ thống thông minh như ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh; các ứng dụng đo lường và điều khiển liên ngành như: công nghệ kỹ thuật robot, kỹ thuật tự động hóa; các thiết bị ứng dụng phục vụ cho các ngành Hóa, Sinh, nông nghiệp công nghệ cao, …
Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính: phát triển các hệ thống thị giác máy tính, giao thông thông minh; phát triển các phần mềm ứng dụng, phát triển app trên điện thoại di động, thiết kế website; mô phỏng tính toán các thông số của các đối tượng vật lý, vật liệu; phát triển các thuật toán máy tính về mạng nơron, máy học, trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu cho các đối tượng liên ngành.
Chuyên ngành Kỹ thuật y sinh: phát triển các mô hình học máy, học sâu để chẩn đoán bệnh lý dựa vào tín hiệu sinh lý học như tín hiệu điện não (EEG), điện tim (ECG), điện cơ (EMG); chẩn đoán hình ảnh, tái tạo và xử lý hình ảnh y khoa; mô hình hoá và mô phỏng; phân tích, đánh giá dữ liệu y sinh; nghiên cứu, chế tạo các thiết bị chẩn đoán và chữa trị để chăm sóc sức khỏe con người.
Link: https://vnexpress.net/sinh-vien-lam-mo-hinh-chan-doan-benh-parkinson-bang-dien-nao-do-4575853.html